Bộ đàm Motorola tuy sử dụng đơn giản nhưng trong quá trình sử dụng hoặc do người dùng mới sử dụng nên sẽ gặp phải một số vấn đề mà không rõ nguyên nhân. Bài viết dưới đây sieuthimaybodam xin chia sẻ với các bạn cách khắc phục các lỗi nhỏ thường gặp ở bộ đàm Motorola nhé!
Những lỗi thường gặp khi sử dụng bộ đàm Motorola và cách khắc phục
1. Sử dụng sai tần số
Người bán hàng không cài đặt tần số của máy theo giấy phép cho bạn, khi sử dụng sai tần số bộ đàm có thể bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng cho mỗi máy.
Cách khắc phục: Yêu cầu đơn vị, cửa hàng bán máy bộ đàm cài đặt tần số máy đúng với tần số bạn đã đăng kí với cục tần số.
>>> Xem thêm: cho thuê bộ đàm giá rẻ tại Hà Nội
2. Sử dụng sai số kênh tần số
Thông thường một số máy bộ đàm có 16 kênh hoặc có nhiều số kênh hơn tùy thuộc vào model từng loại máy. 16 kênh bộ đàm sẽ có 16 tần số kênh khác nhau được đánh số từ 1 – 16, trong trường hợp chúng ta lựa chọn các kênh khác nhau trong cùng 1 model máy thì sẽ dẫn tới trường hợp không liên lạc trao đổi thông tin được với nhau.
Cách khắc phục: Điều chỉnh kênh tần số giống nhau trong cùng 1 máy model máy.
3. Máy mất tín hiệu hay âm thanh thanh, bảo mật không tốt
Có những máy bộ đàm sử dụng tần số khác nhau tuy nhiên vẫn bị trùng tần số với nhiều thiết bị khác. Điều này sẽ làm cho thông tin liên lạc không được bảo mật,tín hiệu cuộc gọi bị ngắt quãng
Cách xử lý: Nhà sản xuất đã phát triển ra nhiều kênh tần số nhằm cung cấp cho các thiết bị của mình hoặc là các hãng sản xuất có những máy bộ đàm có chức năng bảo mật cao, có khả năng chống nghe lén và điều quan trọng là các bạn nên đăng kí một tần số riêng để sử dụng cho mình.
4. Thông tin bị ngắt quãng, không liên tục
Bình thường, máy bộ đàm có thể truyền tải các thông tin liên lạc từ 1 người đến 1 nhóm người với nhau, điều này rất thuận lợi cho việc điều hành công việc từ quản lý đến nhân viên. Nhưng trong điều kiện làm việc có nhiều tiếng ồn, tạp âm hoặc sóng khác thì người nhận sẽ không nghe rõ được thông tin liên lạc.
Cách khắc phục: Nếu trong môi trường làm việc có nhiều tạp âm, tiếng ồn thì các bạn nên lựa chọn những máy bộ đàm có khả năng lọc âm tốt như bộ đàm motorola GP 368plus, hoặc motorola Gp 960 plus hoặc là đeo tai nghe để nghe được âm thanh rõ nhất
5. Bộ đàm bị mất tín hiệu trong thang máy, đường hầm
Nguyên nhân là khi sử dụng máy bộ đàm ở những nơi có nhiều vật cản, hoặc những nơi có không gian chật hẹp như thang máy, đường hầm thì phạm vi liên lạc sẽ bị giảm thiểu đi do bị cản sóng.
Cách khắc phục đó là các nhà sản xuất đã phát triển thêm 1 thiết bị trạm khuếch đại sóng giúp tín hiệu xuyên vật cản tốt, tin được truyền đi xa hơn
6. Phạm vi liên lạc thấp:
Trong phạm vi liên lạc cho phép thì máy bộ đàm motorola có thể sử dụng để liên lạc với nhau một cách rõ ràng nhất. Hiện nay trên thị trường có nhiều dòng máy bộ đàm với những đặc thù khác nhau, tuy nhiên thì thường có 3 phân khúc về cự ly liên lạc:
Mức độ từ 1-3km : Motorola GP-328 Plus, Motorola GP-728 Plus, Kenwood TK-3290, Kenwood TK-307…
Mức độ từ 2-5km : Motorola GP-368 Plus, Motorola CP-1400, Kenwood TK-2000 ….
Mức độ từ 3-8km : Motorola GP-960 Plus, Motorola GP-3588 Plus, Kenwood TK-568…
Để khắc phục tình trạng phạm vi liên lạc thấp thì khi lựa chọn máy bộ đàm các bạn cần phải lựa chọn bộ đàm phù hợp với phạm vi liên lạc theo yêu cầu của công việc. Thay pin mới hoặc tăng cự ly liên lạc bằng việc sử dụng các trạm lặp tiếp sóng với nhau
Khắc phục: Lựa chọn máy bộ đàm phù hợp với phạm vi liên lạc theo yêu cầu của công việc. Thay pin mới, tăng cự ly liên lạc bằng việc sử dụng trạm lặp tiếp sóng.
Trên đây là những thông tin chia sẻ của chúng tôi về những lỗi thường gặp và cách khắc phục khi sử dụng máy bộ đàm motorola. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn trong quá trình sử dụng máy bộ đàm
#bodam #bodammotorola